Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Biển Đông - Trường Sa với người Việt xa quê

(Dân trí) - Những ngày tháng 5 lịch sử với bao niềm tự hào của dân tộc đang về. Nhưng cũng là những ngày biển Đông đang dậy sóng và trong lòng mỗi người con Việt Nam xa xứ chúng tôi không khỏi lo âu cho vận mệnh nước nhà…

Nỗi lòng hướng về Tổ Quốc yêu dấu…
Trong khi cả dân tộc đang hào hứng chuẩn bị cho những ngày lễ lớn như kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên phủ (1954 - 2014) thì ở ngoài biển Đông, phía Trung Quốc đã ngang nhiên đưa dàn khoan khủng HD 981 xâm nhập trái phép vùng biển của Tổ quốc, chỉ cách đảo Lý Sơn (Đà Nẵng) 120 hải lý.
Mặc cho phía nhà nước Việt Nam tuyên bố đó là khu vực lãnh hải của Việt Nam và yêu cầu phía Trung Quốc cho những tàu bè hộ tống cùng giàn khoan khủng HD 981 phải rút ngay khỏi lãnh hải Việt Nam, nhưng xem ra, họ vẫn còn ngoan cố chưa chịu chấp hành mà trái lại còn “cãi chầy cãi cối”, “lý sự cùn”, thậm chí còn tuyên bố ngạo mạn coi thường pháp luật quốc tế.
Chuyến đi thăm quân dân huyện đảo Trường Sa từ 2/5 đến 13/5/2013

Chuyến đi thăm quân dân huyện đảo Trường Sa từ 2/5 đến 13/5/2013
Chuyến đi thăm quân dân huyện đảo Trường Sa từ 2/5 đến 13/5/2013
Biển Đông không phải ao nhà của Trung Quốc nên họ không thể làm mưa làm gió. Bằng chứng lịch sử và pháp lý là không thể chối cãi. Trung Quốc nên tôn trọng pháp luật quốc tế mà họ cũng đã từng đặt bút ký trong Công ước Luật Biển 1982.
Chúng ta nhất quyết không thể để cho họ muốn làm gì thì làm! Với tinh thần hữu nghị chúng ta đã bao lần nín nhịn những rắc rối mà họ gây ra, nhưng “con giun xéo lắm cũng quằn”, Trung Quốc nên hiểu dân tộc Việt Nam không bao giờ hiếu chiến, mà chỉ yêu hòa bình…
Lòng chúng tôi không khỏi quặn thắt khi nghĩ từng tấc đất, tấc biển và cả vùng trời của Tổ quốc đang hàng ngày hàng giờ phải hứng chịu những hiểm nguy rình rập từ “những phía” mà mình “không ngờ” tới. Chúng tôi biết làm gì hơn ngoài việc chia sẻ nỗi lòng mình với bạn bè cùng cảnh xa Tổ quốc và hỏi han người thân trong nước.
Trường Sa trong
mắt ai?
Trường Sa trong mắt ai?
Câu chuyện biển Đông dậy sóng hôm nay như gợi nhớ lại những ngày này năm ngoái khi đoàn Việt kiều với 40 người chúng tôi từ các quốc gia trên khắp thế giới như Nga, Mỹ, Đức, Séc, Hungari, Ba Lan, Bungari, Pháp, Nhật, Thái Lan, Lào, Campuchia, Úc, Đan Mạch, Singapore… được cử về nước ra thăm và tặng quà cho quân dân huyện đảo Trường Sa trong chuyến hải trình 12 ngày đêm từ 2/5 đến 13/5/2013.
Trong lòng mỗi thành viên chúng tôi vẫn không nguôi xúc động trước tình cảm chân thành của cán bộ chiến sĩ, người dân trên những hòn đảo ngoài khơi xa của Tổ quốc. Chúng tôi đã rơi lệ khi chứng kiến cảnh họ sống gian khổ thiếu thốn như thế nào.
Trường Sa trong
mắt ai?

Trường Sa trong
mắt ai?
Thực phẩm mà nhất là nước ngọt là một thứ xa xỉ ở nơi đây. Thế nhưng dù gian khổ thiếu thốn vật chất tinh thần hay nắng gió mưa sa mà nhất là hiểm nguy rình rập đêm ngày cũng không làm họ nao núng! Họ vẫn vững vàng tay súng bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đến những bé em từ đứa còn ẵm ngửa tới đứa cắp sách tới trường cũng theo bố mẹ ra đây cùng sống với hải đảo hay những nhà tu hành trong tấm áo cà sa nâu, vàng… đều thể hiện tấm lòng yêu nước, không khuất phục trước những gì ngoại bang đe dọa.
Họ vẫn sống bình thản (nhưng hết sức cảnh giác) như tiếng cười trong trẻo vô tư của các cháu ngồi chơi đánh chuyền dưới bóng cây bàng vuông của đảo Trường Sa. Những người lính đảo, dân đảo vẫn kiên cường gan dạ như cây phong ba ngoài bờ biển năm này qua năm khác trong bão táp mưa sa.
Trường Sa trong
mắt ai?
Tiếng sóng vỗ rào rạt ngày đêm vào những bờ cát thoai thoải hay gập ghềnh đá đảo như hòa trong tiếng ê a học bài của đám trò nhỏ trên đảo trong những căn phòng được xây dựng khang trang từ những đồng tiền quý báu đóng góp của bà con khắp trong ngoài nước như tăng thêm sức mạnh cho lòng tin sắt đá bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của những người cha người mẹ, những người lính đảo…
Khi hơn 200 con người chúng tôi trên con tàu HQ 571 dành những phút thiêng liêng tưởng niệm những người con yêu dấu đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam trong một trận hải chiến với lính Trung Quốc vào ngày 14/3/1988, chúng tôi đã không khỏi nghẹn ngào xúc động…
Trường Sa trong
mắt ai?

Trường Sa trong
mắt ai?
64 hương hồn anh linh của các anh đã ra đi, đã hóa thiêng và hòa vào lòng biển của Mẹ Việt Nam anh hùng. Tổ quốc Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh.
Mới đây thôi, từ ngày 18/4 đến 28/4/2014, với tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc của Nhà nước ta, đoàn Kiều bào với hơn 70 người đã có chuyến ra thăm tặng quà quân dân huyện đảo Trường Sa lần thứ 3. Không chỉ dành những phút tưởng niệm trầm hùng cho 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh năm 1988 tại Gạc Ma thuộc Trường Sa, đoàn đã dành những phút thiêng liêng tưởng niệm anh linh 74 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh anh dũng trong sự nghiệp bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc Việt Nam trước khi bị rơi vào tay Trung Quốc vào những ngày 19 và 20/1/1974.
Trường Sa trong
mắt ai?
Nhớ chuyến đi thăm Trường Sa yêu quý ngày nào bao nhiêu, chúng tôi càng thêm yêu quý và trân trọng những gì của Tổ quốc chúng ta đang có, bởi đó là báu vật của ông cha ta để lại. Hãy giữ lấy Trường Sa - Biển Đông và giành lại Hoàng Sa (đã mất vào tay Trung Quốc năm 1974) của Tổ quốc Việt Nam chúng ta, ngăn không cho một kẻ thù nào ngang nhiên xâm phạm!
Võ Hoài NamTừ Mátxcơva

TIẾNG BIỂN

(Gửi về đất liền và gia đình yêu thương)
Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển
Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết
Những ngày này trong mỗi người dân Việt
Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi...
Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi
Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời
Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ
Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi...
Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi
Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi
Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ
Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi...
Em có nghe tiếng biển trong lòng người
Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi
Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi
Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi...
Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi
Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười
Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới
Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi...
Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi
Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người
Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển
Mong bình yên cho tàu cá ra khơi...
Vợ yêu ơi...anh phải đi trực rồi
Phút chào nhau nhau tiếng biển bỗng mặn môi
Chiều nay nhé hết ca anh lại hẹn
Gọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...
(Ngày 8-5-2014)

Nguồn: Facebook Lính Biển Việt Nam

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bộ đội Trường Sa chuẩn bị tiếp nhận 170 tỷ đồng bà Hằng hiến tặng

Ngày 11/12, Chuẩn đô đốc Phạm Thanh Hóa – Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 (quản lý huyện đảo Trường Sa) – Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Đại tá Hà Xuân Xứ - Trưởng phòng Hậu cần – thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (phía Nam) và Đại tá Nguyễn Hải Triều – Cục phó Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (phía Nam), đã có buổi tiếp xúc với vợ chồng ông bà Huỳnh Uy Dũng - Nguyễn Phương Hằng tại nhà riêng ở TPHCM, sau việc bà Nguyễn Phương Hằng công bố hiến tặng vườn cao su (khoảng 360 ha) trị giá gần 170 tỷ đồng cho bộ đội Trường Sa.
Bộ đội Trường Sa chuẩn bị tiếp nhận 170 tỷ đồng bà Hằng hiến tặng
 Đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (trái) trong buổi tiếp xúc vợ chồng bà Hằng để tiếp nhận tài sản ủng hộ bộ đội Trường Sa. Ảnh: Phan Cường

Tại buổi tiếp xúc, Chuẩn đô đốc Phạm Thanh Hóa nói: “Thay mặt lãnh đạo quân chủng Hải quân và chiến sĩ Trường Sa, chúng tôi rất xúc động trước tình cảm của chị Hằng; trước việc chị Hằng cống hiến một tài sản rất lớn cho bộ đội Trường Sa. Đây là việc làm có mục đích cao cả, rất dũng cảm, vì chiến sĩ Trường Sa. 

Chúng tôi sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân chủng để thống nhất các bước tiếp nhận tài sản; sau đó là giải quyết những tồn tại về luật pháp”.

Chuẩn đô đốc Phạm Thanh Hóa cho biết, trong những năm qua, quân và dân Trường Sa đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của đồng bào cả nước. Trong đó có không ít nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã góp phần ủng hộ vật chất, tinh thần cho Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

"Chắc chắn sẽ có một lễ tiếp nhận tài sản long trọng xung quanh sự kiện này" - Chuẩn đô đốc Phạm Thanh Hóa khẳng định.

Trong khi đó, Đại tá Hà Xuân Xứ - đại diện Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (phía Nam) chia sẻ: “Thời điểm hiện nay, không thể phát triển đất nước, nếu không bảo vệ được biển đảo. Hiện toàn Đảng, toàn dân đang dốc mọi sức lực bảo vệ và phát triển biển đảo. 

Có thể nói, việc hiến tặng khối tài sản trên ủng hộ bộ đội Trường Sa của chị Hằng mang ý nghĩa rất lớn cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Từ trước đến nay, chưa ai ủng hộ giá trị lớn như vậy cho bộ đội Trường Sa".

"Chúng tôi sẽ báo cáo Thường vụ Bộ Tư lệnh Quân chủng, đề xuất thành lập một ban chuyên giải quyết vấn đề này, càng nhanh chóng, càng tốt… Trước tiên, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Quốc phòng, báo cáo Đảng và Nhà nước để thống nhất các bước xử lý vụ việc tiếp theo” - Đại tá Xứ cho biết thêm.

Trước mắt, lãnh đạo Quân chủng Hải quân thống nhất đề xuất có sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Viện KSND tối cáo, nhằm tạo điều kiện giải quyết rốt ráo các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý để khối tài sản trị giá 170 tỷ đồng sớm phục vụ bộ đội Trường Sa, phục vụ công tác bảo vệ Tổ quốc, giữ vững biên cương, hải đảo.

Đặc biệt, nhân dịp Tết Nguyên đán 2014 sắp tới, vợ chồng bà Hằng cũng tuyên bố hỗ trợ 1 tỷ đồng cho bộ đội Trường Sa để cán bộ chiến sỹ nơi đây vui xuân đón Tết cổ truyền dân tộc.

Triển lãm Hoàng Sa – Trường Sa ở trung tâm thủ đô

Ngày 15/12, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử". 58 bản đồ, 33 tư liệu, 31 sách và bài dự thi viết về Hoàng Sa và Trường Sa, 100 ảnh các đoàn công tác của TP Hà Nội ra thăm quần đảo Trường Sa và hoạt động của quân, dân trên đảo được trưng bày tại triển lãm.
Triển lãm giới thiệu các tư liệu bản đồ, tài liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam vào giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thể kỷ XIX. Đây là thời kỳ Việt Nam khẳng định, thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa và Bản đồ hành chính Việt Nam vừa mới ban hành.
trien-lam-hoang-sa-truong-sa-8203-138708
Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử diễn ra sáng nay 15/12 cung cấp cho người xem những tư liệu quý báu về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.
Hệ thống tư liệu và bản đồ của Việt Nam bao gồm 2 bản đồ cổ, 1 bản đồ hành chính quốc gia xuất bản năm 2013; các tư liệu chính thức của Nhà nước như: Châu bản triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử, các công văn, giấy tờ hay ghi chép khách quan của những quan chức, viên chức, học giả.
Bản đồ của Trung Quốc bao gồm 6 bản đồ khẳng định ranh giới cực Nam của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam; một số tài liệu khác xác định các quần đảo giữa Biển Đông không thuộc về Trung Quốc mà thuộc quyền cai quản của An Nam.
Bản đồ của các nước Phương Tây gồm 49 bản đồ các nước  Anh, Đức, Australia, Canada, Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc) trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát với lãnh thổ Việt Nam, nhóm bản đồ thương mại và bản đồ hảng hải châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
“Triển lãm có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhất là với thế hệ trẻ. Nó giới thiệu tới nhân dân những tư liệu sống khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta. Qua đây ban tổ chức muốn gửi thông điệp về ý chí, quyết tâm bảo về chủ quyền biển đảo, khơi gợi hơn lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo tới nhân dân”, Chuẩn Đô đốc, phó chính ủy Bộ Tư lệnh Hải Quân - Nguyễn Ngọc Tương, phát biểu.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son vui mừng khi Hà Nội tổ chức triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa ở trung tâm thủ đô. Theo ông, việc tổ chức triển lãm ở phố Tràng Tiền sẽ thu hút được đông đảo người dân Việt Nam và cả khách nước ngoài tới thăm quan. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc tuyên truyền sâu rộng tới người dân Thủ đô và bạn bè quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 22/12, tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội).
Quỳnh Trang

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Những “đặc sản” chỉ có ở Trường Sa

(Dân trí) - Có 2 thứ được các chiến sĩ Trường Sa quý hơn vàng: rau xanh và nước ngọt. Rau xanh thì nuôi trong chậu, rất gian nan; nước ngọt thì chờ sự tiếp tế từ đất liền hoặc xin… ông trời. Và Trường Sa còn có một “đặc sản” - thịt “hải cẩu”, rất đặc biệt….
Lênh đênh trên biển hơn 2 ngày trời, chúng tôi cũng đến được Trường Sa, vùng hải đảo thiêng liêng của tổ quốc. Hành trình 14 ngày đi thăm được hơn 10 đảo, điểm đảo nằm trong quần đảo Trường Sa với mỗi người trong chúng tôi là những kỷ niệm khó quên trong đời… Có những chuyện chỉ ra Trường Sa mới nghe, mới thấy.

Rau xanh “made in Trường Sa”

“Nuôi rau trong chậu cứ như nuôi con so, phải chăm chút từng ngày, mình mà sểnh tý là rau chết sạch, lúc đó thì chỉ biết ăn cơm với đồ hộp ớn lắm”, anh Nguyễn Xuân Hải, chiến sĩ trên đảo chìm Đá Đông kể với chúng tôi về công cuộc nuôi rau trong... chậu.

Không phải loại rau nào cũng có thể sống được khi đem ra Trường Sa nuôi trồng. Theo anh Hải chỉ có 11 loại rau có thể chịu đựng “phong ba bão táp, gió quật mưa gào” của Trường Sa. Rất may trong 11 loại rau thì có nhiều rau rất dân dã như rau muống, mồng tơi, cải, bầu, mướp… sống được nên bữa ăn của các chiến sĩ cũng tương đối dễ nuốt.

Rau được trồng theo từng chậu, chủ yếu là rau muống và cải...

Để có được những chậu rau xanh tốt là mồ hôi, công sức lao động của các chiến sĩ trên đảo

Nói là sống được, nhưng để rau sống tốt, sống khỏe thì bàn tay chăm sóc của người chiến sĩ còn hơn cả người mẹ tận tụy. “Chúng tôi phải canh từng hướng gió, chỉ cần gặp gió nam của biển thổi vào đem theo hơi muối là rau “tiêu” ngay. Hoặc là phải phủ bạt che chắn, hoặc phải di chuyển chậu tránh gió rau mới lớn được”, chiến sĩ Hải nói.
Ngoài chuyện che chắn gió, tưới nước ngọt cho rau lớn được cũng là cả một vấn đề. Nước ngọt để uống và tắm hằng ngày đã tiết kiệm từng ly từng tý, nên dùng cho việc tưới rau cũng phải tính toán hết sức. “Chúng tôi khi tắm thường ngồi vào chậu lớn, rồi dùng nước đó để tưới rau, đó là cách sử dụng nước “2 trong 1” tiết kiệm tối ưu nhất”, anh Hải nói vui.


Che chắn gió, tưới nước ngọt để có được những bữa rau xanh trên đảo là không dễ dàng gì

Không phụ lòng các chiến sĩ, bầu ra quả to khác thường

Nhưng mỗi bữa ăn, các chiến sĩ cũng chỉ cắt một nửa để tiết kiệm nguồn rau xanh quý hiếm

Rau xanh hiếm là vậy, nhưng trong bữa cơm nào tiếp đón đoàn chúng tôi, các chiến sĩ cũng ưu ái dành những bó rau tươi ngon nhất. “Ra đây ăn một bữa rau “made in đảo Trường Sa” để làm kỷ niệm các bạn nhé”, câu nói của chiến sĩ Xuân Nghiêm khiến chúng tôi vừa xốn xang vừa thật ấm lòng.

Thèm thịt bò, no nê… “hải cẩu”

Ngoài rau xanh, nguồn thực phẩm tươi sống cải thiện cho bữa ăn của các chiến sĩ cũng luôn được tính toán từng ngày. Trên mỗi đảo luôn có một “tiểu đội” làm nhiệm vụ đánh bắt cá. Nguồn cá tươi giữa biển dồi dào, phong phú là thực phẩm chính trong các bữa ăn. Nhưng ăn cá mãi cũng chán. Thứ mà các chiến sĩ thèm nhất là được một bữa thịt bò, thịt lợn kho hoặc xào như trong đất liền nhưng không mấy khi có.

Ở đảo Trường Sa lớn có hồi cũng tổ chức nuôi lợn nhằm cải thiện đời sống anh em chiến sĩ. Nhưng được một năm rồi cũng thôi vì quá vất vả. Nước ngọt ở đảo hiếm, mà lợn là thứ gia súc thường xuyên phải cho uống nước hàng ngày, lại phải chăm bằng rau, bằng cám mới béo được.

Đại tá Nguyễn Xuân Phùng, đảo trường đảo Trường Sa kể lại, hồi đảo nuôi được 1 con heo nặng chừng 50 kg mà không dám ăn vì… tiếc. Công chăm bẵm, nuôi nấng đến ngày heo lớn đem mổ thịt bỗng thấy tiếc vô cùng. Nhưng cũng chưa bao giờ trong đời các chiến sĩ được ăn miếng thịt heo mà ngon như lúc ấy.

Heo thì dành dụm nước ngọt mới nuôi được, nhưng bò, trâu thì ở đảo đành chịu vì không tìm đâu ra cỏ. “Nhiều lúc anh em chỉ ước được ăn một miếng thịt bò ở quê nhà thôi, thèm lắm chú ạ, ở đảo thịt heo, thịt bò là hàng xa xỉ phẩm, nhưng thịt… hải cẩu thì chúng tôi ăn thoải mái”, anh Phùng nói.
Nghe thịt hải cẩu, chúng tôi cứ trố cả mắt ra. Nhưng hóa ra đó là cách gọi cho có phần “cao lương mỹ vị” của các chiến sĩ hải đảo, bởi hải cẩu chính là thịt... chó. Trung bình mỗi đảo ở Trường Sa cũng nuôi tầm 50 chú chó để làm nguồn thực phẩm tươi trong các bữa ăn. Các dịp lễ, tết, các ngày vui như sinh nhật của anh em chiến sĩ, đảo sẽ làm thịt một chú chó mà nói như anh Phùng là để “anh em thêm sức chiến đấu”. Điều thú vị là ở đảo Trường Sa, anh em chiến sĩ trồng được cả cây xả, lá mơ là thứ rất hợp với thịt chó. Đặc biệt, thịt chó ăn kèm với lá non của cây phong ba, vị ngon không nơi nào có.


Nhiều đảo ở Trường Sa đã tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống chiến sĩ bằng nghề nuôi ngan, gà, vịt

Ngoài thực phẩm tươi sống là thịt chó, những năm gần đây, các đảo ở Trường Sa đã chủ động nuôi thêm được vịt, ngan, thậm chí cả gà. “Gà, vịt hay ngan ở đây ăn có hương vị khác hẳn trong đất liền vì chúng được nuôi lớn không phải bằng thóc lúa mà bằng cá xay nhỏ. Ngan là gia cầm dễ nuôi nhất, có phân đội trên đảo nuôi được cả trăm con cơ đấy”, thiếu tá Nguyễn Xuân Nghiêm, đảo Trường Sa Đông cho hay.

Đen một “mầu Trương Sa”

Đối với các chiến sĩ đảo Trường Sa, thứ họ quý và tằn tiện cho mình nhất là nước ngọt. Thế nhưng, khi có khách đến, các anh vẫn sẵn sàng nhường và chia sẻ cho mọi người trong đoàn, mới biết các anh quý người trong đất liền ra thăm đảo nhường nào. Đối với các đảo nổi, việc trữ nước ngọt tương đối đảm bảo nhờ hệ thống bể chứa đào dưới đất. Nhưng với các đảo chìm thực sự là khó khăn.

Thiếu úy Lê Văn Hải ở đảo chìm Tốc Tan cho biết, diện tích của đảo quá nhỏ chỉ chứa được 2 bồn nước ngọt, dùng cho cả nấu ăn lẫn tắm giặt, chưa kể còn tiết kiệm tưới rau hàng ngày. “Ở đây mỗi anh em cứ 5 ngày mới được tắm một lần, tắm cũng phải tắm trong chậu lớn để còn dùng nước này mà tưới rau. Được cái là anh em ở đây cũng không cần phải “làm đẹp” như trong đất liền nên không thấy khó chịu cho lắm”, anh Hải cho biết.
Nói là nói vậy, vì thiếu nước tắm giặt nên da dẻ của các chiến sĩ anh nào cũng đen sạm. Đen vì nắng, vì sóng, gió Trường Sa. Đen vì ngày đêm đứng gác bảo vệ vùng trời, vùng biển. “Chúng tôi vẫn gọi là đen một “mầu Trường Sa” đấy, nói thật anh em nhìn nhau quen rồi, nhìn da của các cô gái miền Bắc thích thật”, thiếu úy Hải có quê ở Thái Bình thú nhận khi lâu lắm mới được nhìn thấy nhiều thành viên nữ trẻ tuổi da trắng như trứng gà bóc - đều là đoàn viên thanh niên thuộc 57 tỉnh thành trong cả nước ghé đảo.


Những trận mưa ở Trường Sa chính là "mưa vàng" khi tiếp tế nguồn nước ngọt luôn luôn thiếu thốn ở đảo

Nước ngọt là nguồn sống của đảo, nên mỗi trận mưa ở Trường Sa cứ như mưa vàng. Ở Trường Sa Đông, chúng tôi được chứng kiến những cơn mưa dông chợt đến, chợt đi, nhưng để lại cho đảo nguồn nước ngọt quý hiếm vô cùng. Như để chia sẻ điều này, thuyền trưởng tàu HQ 957 Phạm Văn Hưng cho biết: “Trung bình mỗi chuyến tàu ra biển tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước ngọt cho các đảo mất ít nhất 200 lít dầu, tính ra tiền cũng trên dưới 300 triệu đồng/chuyến. Nhờ mưa mà việc tiếp tế nước không tốn công, tốn của như trước đây, phần lớn các đảo hiện đều có thể chủ động được nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt, ăn uống”.
Ăn uống, sinh hoạt trong điều kiện túng thiếu, nhưng với các chiến sĩ không lúc nào các anh cảm thấy cô đơn. Mỗi đồng đội là mỗi anh em, mỗi phút giây ở đảo là mỗi khoảnh khắc lịch sử mà họ ghi dấu vào tâm tưởng: bảo vệ quê hương. Đúc kết những ngày thăm Trường Sa, chúng tôi vẫn nhớ mãi câu của anh Phan Văn Mãi, Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “Chúng ta đi Trường Sa là mang ra tình cảm, và mang về niềm tin”.

Theo Sông Lam

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2009

Quần Đảo Trường Sa

Blog về quần đảo trường sa